Mẫu logo chính thức của chương trình
Các ấn phẩm quảng cáo cho sự kiện
Thiết kế truyền thông dự án khởi nghiệp
“TÔN VINH DOANH
NHÂN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
VÀ THƯƠNG HIỆU
VÀNG UY TÍN”
PHẦN
I
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CƠ SỞ PHÁP LÝ
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Mục đích:
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong quá
trình hội nhập với kinh tế thế giới, nhiều thách thức xuất hiện đã ảnh hưởng
không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh. Nhưng với bản lĩnh và trí tuệ Việt,
các doanh nhân Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn để chèo lái con thuyền doanh
nghiệp đưa hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục vươn xa, tạo ra những sản phẩm
có giá trị, thích nghi với thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững giữa
thương trường quốc tế.
Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tinh thần của
thông báo số 264-TB/TƯ ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị; Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt
thuộc Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề thành phố Hà Nội đã đưa ra sáng kiến và phối hợp cùng các Bộ, ban ngành liên quan xây dựng
đề án chương trình “Tôn vinh Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo và Thương hiệu Vàng uy tín”
nhằm khuyến khích, động viên các
doanh nhân khởi nghiệp sáng
tạo có thành tích xuất sắc, thông qua đó
hỗ trợ cho các doanh nhân có thêm cơ hội trong việc lựa chọn con đường khởi
nghiệp, tiếp cận với các xu hướng tiến bộ, tự tin hội nhập thế giới, hướng tới
các mục tiêu kinh tế xã hội bền vững, đưa Việt Nam trở thành Quốc gia khởi nghiệp
giai đoạn 2016 - 2020.
2. Yêu cầu:
- Công tác bình chọn, đánh giá phải được triển khai thực hiện công khai,
nghiêm túc, công bằng chọn lựa được các doanh nhân khởi nghiệp xuất sắc, thương
hiệu xứng đáng, đáp ứng tốt các tiêu chí đánh giá để tôn vinh.
- Việc bình chọn và đánh giá “Tôn vinh Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo và
Thương hiệu Vàng uy tín” đối với các doanh nhân, thương hiệu, sản phẩm,
dịch vụ thông qua việc xếp hạng bình chọn phải tạo ra được mức độ nhận diện rộng,
góp phần mang lại uy tín xã hội cao, vừa định hướng thị trường, vừa là công cụ
hỗ trợ marketing hữu hiệu cho các doanh nhân, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ có
thành tích xuất sắc.
3. Cơ sở pháp lý:
3.1. Thành phần khách mời:
- Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch;
- Đại diện Bộ Công Thương;
- Đại diện Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội;
- Đại diện Hiệp hội Thủ công Mỹ
nghệ Làng nghề thành phố Hà Nội;
- Đại diện doanh nghiệp tham dự chương trình bình chọn;
- Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông.
3.2. Chủ trì và tổ chức thực hiện:
- Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt.
3.3. Truyền thông cho chương trình
- Đài truyền hình Việt Nam
- Đài truyền hình Hà Nội
- Đài phát thanh & Truyền hình VOV
- Báo Đại Đoàn Kết
- Báo Lao Động
- Báo Tiền Phong
- Báo Tuổi Trẻ
- Báo Vietnamnet
- Báo Vnexpress
- Báo Dân Trí
- Báo Công An Nhân Dân
- Báo Hà Nội Mới
- Báo Bưu Điện
- Báo Pháp Luật
- Báo Người Đưa Tin
- Báo Nông Thôn Ngày Nay
- Báo Đời sống & Pháp luật
- Báo Doanh nghiệp Việt Nam
(Dự kiến 50 cơ quan truyền thông báo chí sẽ tham
gia đưa tin xuyên suốt toàn bộ chương trình).
3.4. Ban Tổ chức
Trưởng ban: Nhà báo, Biên tập viên cao
cấp Bùi Công Phiếu - Tổng Biên tập Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt.
Thành phần Ban Tổ chức:
- Đại diện Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội;
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch;
- Đại diện Bộ Công Thương;
- Đại
diện Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề thành phố Hà
Nội.
- Đại diện Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt.
3.5. Hội đồng Bình xét:
- Đại diện Ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội;
- Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đại diện Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch;
- Đại diện Bộ Công Thương;
-
Đại diện Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ Làng nghề thành
phố Hà Nội.
- Đại diện Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt.
- Đại diện một số cơ quan
báo chí.
3.6. Ban thư ký
Là tổ giúp việc cho Ban Tổ chức, Hội đồng Bình xét trong việc tổ chức, bình
xét (thu nhận, xử lý hồ sơ, lập danh sách...).
PHẦN II:
ĐỐI TƯỢNG - TIÊU CHÍ BÌNH
CHỌN
Chương trình tổ chức bình
chọn theo 02 danh hiệu:
- Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo.
- Thương hiệu vàng uy tín.
1. Đối tượng, tiêu chí
bình chọn “Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo”:
1.1. Đối tượng:
- Giữ chức vụ lãnh đạo, tổ chức Kinh tế - Dịch vụ.
1.2. Điều kiện bình chọn:
- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà
nước, nội quy, quy chế của tổ chức kinh tế - dịch vụ và nơi cư trú.
- Năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm
trong điều hành tổ chức kinh tế, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích đổi mới
sáng tạo trong tổ chức kinh tế.
- Có sức ảnh hưởng tích cực trong tổ chức kinh tế nói riêng và xã
hội nói chung về việc xây dựng, phát triển doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Cá nhân đạt được các danh hiệu uy tín do các cơ quan, tổ chức xã
hội uy tín công nhận (Có bản photocopy xác nhận).
2. Đối tượng, tiêu chí
bình chọn “Thương hiệu vàng uy tín”:
2.1. Đối tượng chọn: Doanh nghiệp
đang hoạt động tại Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, có đăng ký tham dự bình
chọn theo đúng quy định bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác
xã...
- Doanh nghiệp liên doanh;
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
2.2. Các ngành và lĩnh
vực hoạt động được bình chọn:
* Là những doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành kinh tế:
- Công nghiệp;
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
* Là những doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực:
- Sản xuất;
- Chế biến;
- Thương mại dịch vụ;
- Sản suất hàng hóa.
* Là những doanh nghiệp
có thành tích hội nhập kinh tế, quốc tế:
- Phát triển và đứng vững trên thị trường nội địa;
- Mở rộng xuất khẩu, đầu tư ra thị trường quốc tế.
2.3. Tiêu chí bình chọn:
Dựa trên 03 tiêu chí cơ
bản sau:
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp;
- Xây dựng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp;
- Văn hóa của doanh nghiệp.
(Theo hệ thống thang điểm
chi tiết)
PHẦN III:
THỦ TỤC HỒ SƠ, QUY TRÌNH
Nội dung hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký tham gia (theo mẫu).
2. Bản sao công chứng Đăng ký kinh doanh của
Doanh nghiệp.
3. Báo cáo các tiêu chí bình xét như điều 2.3 -
Phần II (Có mẫu báo cáo theo tiêu chí bình chọn và thang điểm chi tiết kèm
theo). Trong các báo cáo yêu cầu Doanh nghiệp tự chấm điểm căn cứ theo thang
điểm chuẩn với mỗi tiêu chí báo cáo để Hội đồng thẩm định có thêm cơ sở khẳng
định năng lực của Doanh nghiệp.
4. Bản sao các tài liệu liên quan (nếu có) chứng
minh cho các thông tin trong báo cáo đăng ký tham gia bình chọn:
- Xác nhận thuế năm gần nhất của cơ quan quản
lý thuế.
- Đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng (nếu có).
- Đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ (nếu có).
- Các loại chứng chỉ, chứng nhận về: Quản lý
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội...
- Các giải thưởng, huy chương, bằng khen, giấy
khen, chứng nhận đã từng đạt được.
- Và các tài liệu, giấy tờ liên quan khác...
PHẦN IV:
TÀI
CHÍNH TỔ CHỨC BÌNH CHỌN
Từ nguồn tài trợ, hỗ trợ,
xã hội hóa các tổ chức, doanh nghiệp.
PHẦN V:
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TỔ CHỨC BÌNH CHỌN
1. Tháng 9-2017: Họp báo - Thông báo điều lệ bình
chọn. Điều lệ này được triển khai và gửi đến các tỉnh, thành phố, các Bộ, Sở,
Ban ngành, các Tổng công ty, các Hiệp hội, các cơ quan liên quan và các doanh
nghiệp.
2. Ngày 01-09-2017: Ban tổ chức bắt đầu nhận hồ
sơ tham gia của các đơn vị.
3. Ngày 25-09-2017: Kết thúc nhận hồ sơ tham gia
bình chọn (tính theo dấu bưu điện).
4. Ngày 27-09-2017: Thẩm định hồ sơ tham gia:
Ban tổ chức tổng hợp, thẩm định hồ sơ tham dự
trên các tiêu chí bình chọn theo thang điểm.
5. Ngày 30-09-2017: Quyết định cơ cấu kết quả
bình chọn
- Vinh danh Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo
2017.
- Vinh danh Top 20 Thương hiệu vàng uy tín
xuất sắc
- Vinh danh thương hiệu vàng uy tín năm 2017.
- Họp Hội đồng, chấm điểm, bình chọn và bỏ
phiếu kín.
6. Thứ 5, Ngày 12-10-2017 tổ chức Lễ “Tôn vinh Doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo và Thương hiệu
Vàng uy tín” tại Hội trường
Cung tri thức Thành phố Hà Nội - Truyền
hình trực tiếp trên Đài truyền hình Hà Nội.
T/M.
BAN TỔ CHỨC
HỆ THÔNG
TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN VÀ THANG ĐIỂM CHI TIẾT
Yêu cầu thực hiện mẫu báo cáo: Doanh nghiệp báo cáo các thành tích
đạt được theo 03 tiêu chí cụ thể dưới đây, với mỗi tiêu chí yêu cầu Doanh nghiệp
tự đánh giá năng lực theo thang điểm ngay dưới mỗi phần báo cáo chi tiết. Kết
thúc báo cáo có dấu và chữ ký xác nhận của Đại diện Doanh nghiệp.
Tổng điểm tối đa: 100 điểm
Năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp
|
40 điểm
|
Xây
dựng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
|
30 điểm
|
Văn
hóa doanh nghiệp
|
30 điểm
|
I. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP: 40 điểm
1. Năng lực cạnh tranh của các dòng
sản phẩm, dịch vụ:
|
20 điểm
|
-
Công năng của sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ lợi
ích người tiêu dùng và giúp ích cho toàn xã hội.
-
Các ưu thế cạnh tranh vượt trội của sản phẩm dịch vụ so với đối thủ cạnh
tranh.
-
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn (gửi kèm các chứng chỉ chất lượng
nếu có), công nghệ sản xuất sản phẩm, quy trình dịch vụ đạt trình độ quốc
gia, khu vực và thế giới.
-
Các dòng sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú, liên tục được cải tiến và đổi
mới.
- Hệ
thống mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ.
-
Quy mô thị trường, thị phần (liệt kê các thị trường chính trong nước, thị trường
xuất khẩu, phân khúc thị trường và thị phần của sản phẩm, tốc độ tăng trưởng
thị phần trong năm gần nhất).
* Đặc
biệt Báo cáo về chiến lược, phát triển mở rộng thị trường nội địa và hiệu quả
kinh tế (nếu có)
|
|
2. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp:
|
20 điểm
|
-
Năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường (thị trường trong nước
và thị trường nước ngoài). Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác tin cậy có
năng lực hợp tác kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp.
-
Năng lực tổ chức sản xuất hàng hóa, tổ chức cung cấp dịch vụ có khả năng cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
-
Năng lực tổ chức phân phối và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả hoạt động
xuất khẩu (mua, bán, vận chuyển hàng hóa, tổ chức, trao đổi dịch vụ,...).
-
Năng lực quản trị và phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
-
Năng lực cạnh tranh về giá và các nhân tố tài chính, bao gồm cả năng lực
thanh toán quốc tế.
-
Năng lực xử lý các tình huống về tranh chấp thương mai.
-
Các ưu thế, năng lực khác:
(Khả
năng nghiên cứu, đổi mới quá trình kinh doanh, đổi mới sản phẩm, ứng dụng
công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sản xuất, nguồn nhân lực có
trình độ và kỹ năng chuyên môn, các bí quyết kỹ thuật, khả năng điều hành và
quản lý; khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi,...).
|
|
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP: 30 điểm
1. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của
thương hiệu:
|
10 điểm
|
(Thương hiệu doanh nghiệp và các
thương hiệu sản phẩm liên quan)
- Sứ
mệnh của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường, phục vụ lợi ích của
người tiêu dùng và của toàn xã hội.
- Danh
mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.
-
Doanh nghiệp đi đầu trong những lĩnh vực thuộc nhóm ngành ưu tiên phát triển
của nhà nước, nhóm ngành phát triển mũi nhọn trong nền kinh tế.
|
|
2. Định vị thương hiệu (Xác đinh, phân khúc thị trường, vị thế của thương hiệu trên thị trường)
|
5 điểm
|
-
Thương hiệu sản phảm, dịch vụ được nhiều người biết đến.
-
Thương hiệu công ty được nhiều người biết đến.
- Sản
phẩm, dịch vụ thường xuyên nhận được những phản hồi tốt. Hoạt động quảng bá,
cải tiến, đổi mới sản phẩm, dịch vụ luôn được chú trọng.
-
Doanh nghiệp có nguồn kinh phí thường xuyên và hợp lý cho việc quảng cáo và
phát triển thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm và dịch vụ.
|
|
3. Tầm nhìn thương hiệu (Nêu tầm nhìn của thương hiệu và giải thích nội dung hoặc định hướng
phát triển thương hiệu)
|
5 điểm
|
Doanh
nghiệp có chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài, bền vững - Chiến lược
thương hiệu mang giá trị và ý nghĩa với thị trường và xã hội.
-
Chiến lược thương hiệu phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế hiện đại.
|
|
4. Bảo vệ thương hiệu:
|
5 điểm
|
-
Đăng ký bảo hộ trong nước và ở nước ngoài đối với các tài sản trí tuệ để bảo
vệ tính cạnh tranh của doanh nghiệp: (Tài sản trí tuệ bao gồm: sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,...).
|
|
5. Bộ máy xây dựng và phát triển
thương hiệu:
|
5 điểm
|
-
Mô tả bộ máy xây dựng và phát triển thương hiệu.
-
Chiến lược Marketing và truyền thông thương hiệu (trong nội bộ doanh nghiệp
và ra bên ngoài).
- Mức
độ đầu tư cho công tác xây dựng, quảng quá thương hiệu.
|
|
IV. ĐÁNH GIÁ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP: 30
ĐIỂM
1. Công tác quản lý, điều hành của
doanh nghiệp:
|
10 điểm
|
-
Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành doanh nghiệp hợp lý.
-
Cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp có trình độ phù hợp với yêu cầu công
việc.
- Đội
ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
-
Chiến lược phát triển doanh nghiệp của Ban lãnh đạo, các cấp quản lý, các
thành viên trong doanh nghiệp.
-
Chiến lược, định hướng phát triển của doanh nghiệp tring thời kỳ hội nhập quốc
tế.
|
|
2. Phát triển nguồn nhân lực:
|
10 điểm
|
-
Doanh nghiệp có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, hợp lý.
-
Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về phát triển nguồn nhân lực.
-
Doanh nghiệp có phương thức tuyển dụng lao động khoa học, hợp lý, hợp pháp.
-
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực được tiến hành thường xuyên.
-
Công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp được chú trọng.
-
Chế độ phân phối công bằng, hợp lý, khuyến khích sự cống hiến của mọi thành
viên.
-
Người lao động được đối xử công bằng, được tạo điều kiện phát triển về mọi mặt.
|
|
3. Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp:
|
10 điểm
|
-
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và sản xuất theo đúng quy định của pháp luật,
cạnh tranh lành mạnh, không có hành vi trái phép, vi phạm quy định pháp luật.
-
Quyền lợi người lao động được đảm bảo theo đúng pháp luật lao động.
-
Người lao động thường xuyên được quan tâm, chăm lo về sức khỏe, điều kiện làm
việc, doanh nghiệp có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao,...
-
Doanh nghiệp tham gia tích cực các hoạt động từ thiện xã hội.
-
Các mặt hoạt động khác...
|
|
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)